Giới Thiệu Sách NLP Căn Bản:
“Người
lý trí điều chỉnh bản thân để thích ứng với thế giới. Người phi lý biến
đổi thế giới phù hợp với bản thân mình. Vậy nên, mọi tiến bộ phụ thuộc
vào những người phi lý.”
— George Bernard Shaw
Lịch sử, khi nhìn lại, có nhiều điểm tương đồng với bài hát về tay lang băm trị bệnh bằng các trò ma thuật, các nhà ngoại giao và các nhà biện giáo thần học. Nó có thể khác như thế nào chứ?
Những
truyền thuyết truyền miệng của con người trong những nền văn hóa nguyên
bản trước khi phép chiếu trực giao được giới thiệu vừa là sự an ủi vừa
là thách thức: nó là sự an ủi trong kỷ luật và dòng chảy không ngừng của
những sự kiện; nó là thách thức với những ca sĩ chứng kiến sự hỗn độn
đó cuối cùng buộc phải ép vào khuôn khổ của những nhịp điệu và trường độ
trong các bản biên niên sử du dương. Chắc chắn sau một thời gian mọi
người sẽ quên đi sự kiện này và hát bài hát đó với tất cả niềm tin.
Gregory
Bates từng cảnh báo chúng ta về tam giác chết người của công nghệ,
khuynh hướng thay thế môi trường sống tự nhiên (những khu rừng rậm ở
Amazon) với môi trường sống nhân tạo (những con đường ở New York) và
những hoạch định ý thức thiếu cân bằng với quá trình vô thức. Tom Malloy
(trong cuốn tiểu thuyết xuất sắc The Curtain of Dawn – Tấm màn
bình minh) đã sửa chữa lỗi nói lắp trong phát biểu của Charles Darwin
khi ông phát biểu “loài mạnh nhất sẽ sống sót” mà lẽ ra phải nói là
“loài mạnh hơn sẽ sống sót”.
Hai
tác giả O’Connor và Seymour đã xây dựng một câu chuyện mạch lạc từ một
cuộc phiêu lưu táo bạo. Những khu rừng mà Richard và tôi đã đi qua trong
chuyến hành trình của mình rất kỳ quái và thần bí. Những người đàn ông
giỏi giang và thiện chí này cũng sẽ cho bạn cái nhìn về một vườn hoa
hồng kiểu Anh được cắt tỉa chăm sóc đúng cách. Cả khu rừng và vườn hoa
hồng đều có sức hấp dẫn riêng của chúng.
Những điều bạn sắp đọc chưa bao giờ xảy ra nhưng nó có vẻ rất hợp lý, ngay cả đối với tôi.
Tháng 12 năm 1989
JOHN GRINDER
Tóm tắt một đoạn nhỏ trong Sách NLP Căn Bản:
Những
vấn đề này có thể khiến bạn phải suy ngẫm lại kết quả mình mong muốn
hay đổi sang một kết quả khác với cùng ý định nhưng không tạo ra những
hậu quả phụ không mong đợi. Một thí dụ kinh điển về chọn lựa kết quả phi
môi trường là câu chuyện vua Midas –người mong muốn tất cả mọi thứ mình
chạm vào đều biến thành vàng. Vị vua này đã nhanh chóng nhận ra rằng
khả năng đó rõ ràng là một của nợ.
Tổng kết về kết quả
Bạn có thể nhớ từ viết tắt “POSERS – kiểu ảnh”, mỗi chữ cái trong từ này là chữ cái đầu của các bước.
Positive (tích cực)
Hãy nghĩ đến điều bạn muốn chứ đừng nghĩ đến điều bạn không muốn.
Đặt câu hỏi: “Tôi muốn có cái gì?”
“Tôi thực sự muốn cái gì?”
Own part (tự thân)
Hãy nghĩ về điều bạn sẽ chủ động làm trong khả năng của mình.
Đặt câu hỏi: “Tôi sẽ làm gì để đạt được kết quả?”
“Làm thế nào để tôi bắt đầu và duy trì nó?”
Specific (cụ thể)
Hãy hình dung về kết quả càng cụ thể càng tốt.
Đặt câu hỏi: “Ai, ở đâu, khi nào, cái gì và cụ thể là làm thế nào?”
Evidence (bằng chứng)
Hãy suy nghĩ về những bằng chứng dựa trên cảm nhận để bạn biết bạn đã đạt được điều bạn muốn.
Đặt câu hỏi: “Tôi sẽ nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy gì khi tôi đạt được điều đó?”
“Làm sao tôi biết được tôi đã có nó?”
Resources (nguồn lực)
Bạn có đủ những nguồn lực và các lựa chọn để đạt được kết quả không?
Đặt câu hỏi: “Bạn cần những nguồn lực nào để đạt được kết quả?”
Size (quy mô)
Kết quả có quy mô đúng không?
Nếu nó quá lớn, đặt câu hỏi: “Điều gì cản trở tôi đạt được nó? Và chia nhỏ vấn đề. Khiến chúng đủ rõ ràng và có thể thực hiện được.
Nếu nó quá nhỏ và không mang tính thúc đẩy với bạn, đặt câu hỏi: “Nếu tôi đạt được kết quả này, nó sẽ giúp gì cho tôi?”
Hãy tiếp tục như thế cho đến khi bạn thấy được một kết quả đủ lớn và mang tính thúc đẩy.
Cấu trúc môi trường bên ngoài
Hãy kiểm tra các hệ quả trong mối liên hệ giữa cuộc sống và các mối quan hệ của bạn nếu bạn đạt được kết quả mình mong muốn.
Đặt câu hỏi:
“Người nào sẽ tạo ra ảnh hưởng này?”
“Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đạt được nó?”
“Nếu tôi có nó ngay, liệu tôi có nhận lấy nó không?
Hãy nhạy cảm với những cảm giác nghi ngờ bắt đầu bằng “Có, nhưng mà…”
Những cảm giác nghi ngờ này tương ứng với những lo lắng gì?
Bạn phải thay đổi kết quả thế nào để giải tỏa được những cảm giác này?
Bây giờ, hãy nghiên cứu lại kết quả đã chỉnh sửa này thông qua mô hình POSERS để kiểm tra xem liệu nó có vẫn được xem là có cơ sở không.
Bước cuối cùng là, hành động.
Bạn phải thực hiện bước đi đầu tiên.
Chuyến hành trình hàng nghìn dặm cũng bắt đầu với chỉ một bước đi.
Nếu kết quả có cơ sở thì nó sẽ mang tính khả thi, tính thúc đẩy và chắc chắn là thuyết phục hơn nhiều.
Tiếp theo ...
Giao
tiếp bao hàm nhiều thứ chứ không chỉ là những ngôn từ chúng ta nói.
Ngôn từ chỉ chiếm một phần nhỏ trong sức truyền cảm của mỗi người chúng
ta. Các nghiên cứu cho thấy trong một buổi thuyết trình trước đám đông,
55% tác động đến từ ngôn ngữ cơ thể – điệu bộ, cử chỉ và giao tiếp bằng
mắt, 38% đến từ giọng nói của bạn và chỉ 7% đến từ nội dung bài thuyết
trình. (Mehrabian và Ferris, “Sự suy luận của thái độ từ giao tiếp phi
ngôn từ hai kênh” trong Tạp chí tâm lý học tư vấn, Vol 31, 1967, trang 248-252.)
Bắt nhịp và dẫn dắt là ý tưởng cơ bản của NLP.
Nó suy xét đến mối quan hệ và tôn trọng hình mẫu của người khác về thế
giới. Nó hướng đến một dự định tốt và là một cách thức rất hiệu quả để
đạt được thỏa thuận hay một kết quả chung. Để có thể bắt nhịp và dẫn dắt
thành công, bạn cần phải chú ý đến người khác và linh động trong hành
vi bản thân để phản ứng kịp thời với những thứ bạn thấy và nghe. NLP là môn võ trong nghệ thuật giao tiếp: tao nhã, thú vị và rất hiệu quả.
Education: giáo dục
Business: kinh doanh
Health: sức khỏe
Therapy: trị liệu
Law: luật
Exports: xuất khẩu
NLP COUNTRY: vương quốc NLP
Sensory Acuity: sắc sảo cảm nhận
Use of Language: Sử dụng ngôn ngữ
Modelling: Mô hình hóa
Resources: Nguồn lực
Empowering States: Trạng thái có khả năng
Rapport: Quan hệ
Communication Skills: Kỹ năng giao tiếp
Senses: giác quan
Linguistics: ngôn ngữ học
Bandler and Grinder Model Making Enterprises: mô hình giải quyết khó khăn của của Bandler và Grinder
Neurology: tâm thần học
Communication: giao tiếp
Bandler and Grinder Model Railways: đường ray mô hình của Bandler và Grinder
Communications Cybernetics State: Giao tiếp Trạng thái điều khiển học
Gregory Bateson
Altered State: Trạng thái thay thế
Milton Erickson
Family Therapy State: Trạng thái trị liệu gia đình
Virginia Satir
Gestalt Therapy State: Trạng thái trị liệu theo phương pháp Gestalt
Fritz Perls
A Light-hearted map of NLP: một bản đồ đơn giản mô tả NLP
..................................................................................................................................
Liên hệ : Siêu Thị Tư Duy để được Ưu đãi đặc biệt.
..................................................................................................................................
Tải miễn phí sách NLP (một phần) : download ngay
Độc giả nhận sách
Năm độc giả nhận cuốn sách "NLP căn bản" do trả lời câu đố khoa học đúng và nhanh nhất. Công ty Alpha Books sẽ gửi sách tới các bạn.
Câu hỏi nhận quà:
Giáo
sư Hà Đình Đức, người có kinh nghiệm 20 năm trong nghiên cứu về rùa hồ
Gươm, nói rằng nếu muốn tạo ra hậu duệ cho rùa Hồ Gươm, con người phải
tìm cá thể rùa cùng loài. Trong trường hợp con người cho rùa Hồ Gươm
giao phối với một con rùa khác loài, nếu nỗ lực giao phối thành công thì
thế hệ hậu duệ đầu tiên của cụ Rùa sẽ thế nào?
A. Toàn là cá thể đực
B. Có khả năng sinh sản
C. Không có khả năng sinh sản
Đáp án đúng: C- Không có khả năng sinh sản
Danh sách độc giả trả lời đúng và nhanh nhất:
TT | Họ và tên | Địa chỉ |
1 | Phạm Minh Hậu | Số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa |
2 | Nguyễn Ngọc Võ | 20/4 KP. Tân Hòa, Phường Đông Hòa,Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. |
3 | Nguyễn Thị Ngọc Huyền | Tổ 3-Quang Thành 2 ( K856-Tôn Đức Thắng ), phường Hòa Khánh Bắc,Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng |
4 | Hoàng Thị Oanh |
Giáo viên Khoa Lâm nghiệp, trường CĐ Nghề Điện Biên
Tổ 15 phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
|
5 | Nguyễn Ngọc Diễm | B13-33 Nguyễn An Ninh, phường Vinh Bảo, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang |
Ban Khoa học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét