Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Bí Quyết Seo - cách hiệu quả để tăng LIKE cho Fanpage của bạn [part 2 ]

Cách 1: Liên kết FanPage tới Twitter.

Đây là cũng là điều mà các chủ fanpage rất hay quên vì vốn ngó lơ Twitter.

Một động tác rất đơn giản, hãy liên kết tài khoản Twiiter với fan page của Facebook để bất cứ hoạt động nào của fan page cũng sẽ được cập nhật lên Twitter. Vậy là bạn đã có thể mở rộng thì tầm ảnh hưởng của Page và có cơ hội thu hút được thêm nhiều fan tiềm năng khác rồi đấy. Bạn có thể lựa chọn những thông tin nào thì được cập nhật lên Twitter như hình minh họa dưới đây.
Hình ảnh
Tuy nhiên số lượng kí tự tối đa trong Status của Facebook là 420, còn trong Twitter là 140. Vì thế bạn phải cân nhắc trong post thông tin lên ô Status của Facebook. Twiter sẽ chuyển đường link bạn share trên Facebook Page thành một đường link ngắn hơn có dạng như http://bit.ly/bvAivP đồng thời sẽ tỉa gọt số lượng kí tự xuống sao cho vừa đúng 140 kí tự.
Ngoài ra tại profile và background của Twitter, bạn cũng nên đề cập tới fanpage của mình bằng cách kèm theo đường dẫn. Đây là một mẹo nhỏ nhưng cũng có thể tạo được tác động dẫn dắt người dùng đến fanpage.

Cách 2: Tích hợp chức năng comment vào landing tab

Thương mại điện tử có phải là điều gì mới lạ không? Không! Nhưng thương mại điện tử trên Facebook Page mới là điều đáng để tâm. Với những cửa hàng bán đồ lưu niệm, shop thời trang…. thì việc đem sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua Facebook Page là một điều rất tuyệt vời và tiện lợi hơn bao giờ hết.
Hình ảnh
Hãy lấy ví dụ của trang bán áo thun nổi tiếng threadless. Công ty này đã đem các sản phẩm của mình lên Facebook thông qua 1 landing tab. Các loại áo thun được trưng bày một cách đơn giản nhưng không kém bắt mắt. Điểm mấu chốt là họ đã chèn thêm tính năng comment giúp người dùng không chỉ có thể đặt hàng thông qua page mà còn có thể gửi comment của mình về sản phẩm đến những người bạn khác.
Threadless đã tận dụng triệt để môi trường Facebook để phát triển kinh doanh và cho chúng ta thấy sức mạnh của cụm từ “Word of Mouth” trong tiếp thị.
Và các bạn có thể thấy kết quả là nhờ tích hợp một chức năng khá đơn giản và cơ bản là comment, họ đã xây dựng cho mình hơn 140,000 fan một cách tự nhiên (organically). Nếu các bạn là những chủ cửa hàng thì còn chần chừ gì nữa mà không học tập Threadless. Để tích hợp plugin comment các bạn vào link sau: comment box

Cách 3: Tìm kiếm fan thông qua SMS

Cách này nghe có vẻ khá mới ở Việt Nam nhưng ở nước ngoài thì rất thịnh hành. Bạn cứ hình dung thế này nhé, công ty bạn phát một đoạn TVC dài 30 giây rất hay và ấn tượng, nhưng quảng cáo hay mà không kết lại bằng việc mở ra một phương thức tiếp cận với sản phẩm thì cũng không thể gọi là thành công. Chính vì thế mà một số công ty đã thêm vào cuối các đoạn TVC hoặc quảng cáo trên Radio những lời kêu gọi như:” Hãy soan tin với cú pháp FAN dấu cách username hoặc LIKE dấu cách username gửi đến số 8X…”.
Hình ảnh
Chỉ cần 1 tin nhắn và không cần truy cập internet, người tiêu dùng có thể gia nhập ngay vào hàng ngũ những tín đồ thương hiệu của bạn. Mình nghĩ , trong tương lai ngắn tới đây thôi, Việt Nam cũng sẽ áp dụng phương thức này. Lưu ý, cách này chỉ có thể áp dụng khi fan page của bạn đã có ít nhất 25 fan, và người dùng facebook muốn thực hiện tác vụ nhắn tin phải có số điện thoại di động được chứng thực cùng với username của mình.

Cách 14: Đưa Fan Page vào các ấn phẩm quảng cáo

Hình ảnh
Thay vì chỉ đặt tên website, điạ chỉ email lên card visit, letter head, brochure, poster, banner, bìa báo…bạn chỉ cần in thêm địa chỉ Fan Page của mình. Thế thôi cũng đủ tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn rồi đấy. Tỉ lệ người tiêu dùng có Facebook là rất cao, thay vì chỉ nhìn qua banner quảng cáo rồi chẳng nhớ gì thì giờ đây Facebook đã tạo ra một điểm chung giữa thương hiệu của bạn và người tiêu dùng. Họ sẽ dễ dàng nhớ đến bạn hơn và cũng như dễ tiếp cận để tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ của công ty.
Hãng đồ lót Victoria Secret đã làm cả một sự kiện ra mắt fanpage của mình tại địa chỉ Victoria’s Secret Pink

Cách 5: Promote Fan Page của bạn ở ngay cửa hàng.

Hình ảnh
Nếu bạn có một quán ăn, cửa hàng, hay văn phòng công ty vậy thì tại bàn tiếp tân hãy đặt một biểu tượng bằng bìa cứng thể hiện thương hiệu của bạn đã có mặt tại Facebook, nhớ để cả đường link đến fan page. Khách hàng sẽ cảm thấy thú vị, xen lẫn tò mò và chắc chắn họ sẽ viếng thăm fan page của bạn thôi. Trong trường hợp này, sẽ hay nhất nếu bạn có một username cho fan page thật dễ nhớ và có liên quan tới thương hiệu của mình (username của fan page có dạng: )
Nếu bạn sắp in ra một loạt các coupon giảm giá, đừng quên in thêm logo facebook, đường dẫn fan page và những lời kêu gọi như:” Dùng thử xem, bạn sẽ “like” chúng tôi thôi mà”…
Nhiều công ty còn tận dụng khoảng không gian tại các thang máy để đặt các biểu tượng bắt mắt, hài hươc về Facebook và Twitter và dĩ nhiên là có liên quan tới fan page của họ. Bạn còn đợi gì nữa mà không áp dụng ngay đi chứ. Các bạn có thể tham khảo về chiến dịch quảng bá tích hợp với Facebook của Coca Cola – vô cùng sáng tạo.

Cách 6. Đặt đường link fan page vào profile facebook của bạn

Hình ảnh
Hãy để ý dưới profile picture của mình, sẽ có một ô cho phép bạn viết linh tinh gì đó về bản thân. Ô này thường được gọi nôm na là “mini bio” và a lê hấp sao chúng ta không thêm đường link fan page của mình vào đây chứ nhỉ. Ô này giới hạn số lượng kí tự, nên các bạn để ý không đánh vượt quá số lượng kí tự cho phép nhé.

Cách 7: Đưa Page Badge vào Profile cá nhân

Hình ảnh
Các bạn hãy sử dụng 1 trong 2 ứng dụng này – Profile HTML hoặc Extended Info để có thể add code của Page Badge vào profile cá nhân của mình. Sau khi đã đưa code của Page badge vào ô HTML các bạn trở về trang profile cá nhân và click vào nút dấu cộng (“+”) để add thêm tab. Nếu không thấy tên tab nằm trong menu xổ xuống bạn có thể đánh “ Profile HTML” hoặc Extended Info” trong ô search, tab sẽ hiện ra ngay.
Nói thêm về cách add page badge vào tab bạn cần vào Facebook Badge để tạo Badge cho fanpage của mình. Sau đó lấy code chèn vào Profile HTML hoặc Extened info.
Hình ảnh
Nếu không thích hình ảnh của Page Badge, bạn có thể tự thiết kế một hình ảnh khác ( màu mè hơn), sử dụng HTML hoặc Phototoshop. Ở đây, bạn nào biết HTML thì không cần phải nói nhiều. Còn bạn nào tự thiết kế đồ họa Page Badge cho chính mình thì sau khi thiết kế xong, các bạn up lên photobucket ( hoặc bất cứ trang nào cho phép lưu trữ ảnh)
Lưu ý: các bạn sửa phần đánh dấu hightlight trong hình thành địa chỉ link trang fan page của mình để khi click vào, người click sẽ được đưa tới page của bạn.

Cách 8: Sử dụng nút share

Hình ảnh
Nút Share xuất hiện đầy rẫy trên Facebook và dĩ nhiên là nó cũng có mặt tại fan page. Các bạn để ý ở góc trái gần dưới cùng của fan page có một nút Share ( giờ đã được thiết kế cho to hơn). Chúng ta chỉ cần click vào đó và add thêm vài dòng comment cập nhật hoặc mô tả hoạt động của fan page vào đồng thời có thể loa loa kêu gọi mọi người vào chơi. Nút share thực sự còn “mạnh” và tiện dụng hơn cả chức năng “Suggest to friends” nhiều đó mọi người. Thử xài đi, bạn sẽ thấy ngay tác dụng của nó.

Cách 9: Sử dụng @ Tag tại Status của chính mình

Thông thường nếu bạn đã là friend của ai đó hoặc là fan của một page nào đó thì tại ô status bạn có thể sử dụng @ Tag để đặt link tới profile hoặc page đó. Vì thế hãy tận dụng chức năng này để cập lên wall của mình những hoat động đang diễn ra tại fan page của bạn và dĩ nhiên là không quên dùng @ tag để kèm theo đường link.
Hình ảnh
Nếu status của bạn lôi cuốn, người đọc sẽ có xu hương click vào link để đến page thăm thú. Lợi điểm của chức năng này còn ở chỗ nó cho ta đặt link chữ chứ không cần show cả đường link gốc dài dòng ra. Như vậy link sẽ cuốn hút và thân thiện hơn.
Ngoài ra sau khi gõ @ và vài kí tự đầu tiên, Facebook sẽ gợi ý ngay cho bạn tên của các profile hoặc page. Tiện hen !
Cách Fanpage 16: Thêm @tag fan page vào cuối mỗi post trên wall của bạn bè
Hình ảnh
Hình thức này giống dạng một chữ kí sau mỗi message vậy đó. Sau khi viết vài ba dòng trên wall của bạn bè, bạn có thể dùng @tag để thêm link của fan page vào dòng cuối cùng. Lưu ý, đừng lạm dụng chức năng này nhé, trừ khi bạn post một điều gì đó hay ho hoặc có ích cho bạn mình thì khả năng mọi người click vào link của bạn sẽ cao. Ngược lại post của bạn sẽ bị xóa thẳng tay hehe.

Cách 10: Thêm @tag fan page vào cuối mỗi post trên wall của Fan Page khác.

Cách này cũng tương tự như việc thêm @tag fan page vào cuối mỗi post trên wall của bạn bè ở trên, nhưng lần này bạn lại càng phải cẩn trọng hơn, đặc biệt là với những fan page cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. Nếu lạm dụng chỉ để quảng cáo trắng trợn, bạn sẽ bị bài trừ không thương tiếc. Rải link cũng phải có nghệ thuật đúng không các bạn?

Cách 11: Landing Page lung linh.

I. FBML
Hình ảnh
1. Giới thiệu FBML: (Facebook Markup Language) dịch nôm na là Ngôn Ngữ Đánh Dấu Facebook. Các lập trình viên có thể dựa trên ngôn ngữ này để tạo ra các ứng dụng tương tác trực tiếp với Facebook thông qua các câu lệnh đặc trưng.
Tài liệu hướng dẫn FBML: http://developers.facebook.com/docs/reference/fbml/
VD: Để chèn một hình ảnh ta dùng câu lệnh sau:
<fb:photo pid=”12345″ />
<img src=”http://www.yoursite.com/image.jpg” />
Để chèn một file flash (.swf) ta dùng câu lệnh sau:
<fb:swf swfbgcolor=”ffffff” swfsrc=’http://www.yoursite.com/flash.swf’ width=’380′ height=’250′ />
2. Static FBML: Là một ứng dụng trên nền tảng FBML cho phép chèn thêm một ứng dụng bổ sung cho fanpage. Người dùng có thể tùy biến Static FBML bằng cách sử dụng ngôn ngữ HTML hoặc FBML chép vào phần trong phần mã code của ứng dụng.
Cài đặt:
1. Vào địa chỉ: http://www.facebook.com/apps/applicatio … 4949752878
2. Cài ứng dụng vào trang: Nhấp vào tùy chọn “Add to my page”.
Hình ảnh
3. Sau khi đã cài đặt, ứng dụng sẽ có mặt trong phần tùy chọn “Edit page”
Image resized to : 88 % of its original size [ 563 x 105 ]
Hình ảnh
Cũng giống như các Application khác, Static FBML có 2 tùy chọn chính:
- Edit: Chỉnh sửa code, bạn có thể chèn mã HTML hoặc FBML vào.
- Application Settings: Tùy chọn thêm ứng dụng vào Tab và Box
II. Tạo trang landing page với Static FBML
1. Landing page
Gọi là một lead capture page (trang đích đến): là một trang xuất hiện khi có một khách hàng tiềm năng click chuột vào một mẩu quảng cáo hay đường link kết quả của một công cụ tìm kiếm. Landing page được cấu hình đơn giản, tối ưu hóa SEO (Search Engine Optimization), nội dung được xoáy sâu vào một chủ đề, một sản phẩm hay một chương trình quảng cáo nào đó.
2. Tạo Landing page trên Facebook fanpage
Landing page trên Facebook fanpage thực tế là một trang ứng dụng (tab ứng dụng) được tạo ra từ ứng dụng Static FBML.
Thông thường tab “Wall” luôn là tab mặc định tuy nhiên để trọng tâm vào việc giới thiệu thương hiệu, sản phẩm hoặc một sự kiện nào đó đang “hot” thì người ta thường sử dụng Landingpage làm tab mặc định khi người dùng truy cập vào địa chỉ của trang Fanpage. Điều này sẽ phát huy được tối đa lượng người xem tới trang landingpage bởi vì thói quen người dùng rất ít khi nhấp chuột sang tab khác!
*Trang Landing page chỉ hiển thị trong 2 trường hợp:
1. Khách vào trực tiếp thông qua địa chỉ URL(chưa đăng nhập facebook)
2. Các khách đã đăng nhập facebook nhưng chưa là fan của trang fanpage.
Các bước tạo Landing page với Static FBML như sau:
Bước 1: Vào tùy chọn chỉnh sửa trang “Edit page” -> “FBML” -> “Edit”
Hình ảnh
Cửa sổ code sẽ hiện ra, bạn có thể đặt tiêu đề cũng như nhập mã code nội dung cho trang.
Phần FBML chấp nhận các loại mã code thông dụng sau: HTML, FBML, CSS…
* Lời khuyên: Nếu không rành về code thì bạn nên dùng Text hoặc Image đơn giản nhưng phải ấn tượng, gây sự chú ý.
Bước 2: Cấu hình
Để hiển thị trang Landing page bạn phải vào tùy chọn chỉnh sửa trang “Edit page” -> “Wall setting” Chọn tab FBML mới tạo là trang Landing page là xong!
Bước 3: Quảng bá
Sau khi tạo xong landing page cho trang fanpage thì việc cuối cùng mà bạn phải làm là đi quảng bá trang fanpage của mình. Thông thường là bạn cần đưa link lên các diễn đàn, website rao vặt, các trang fanpage, group khác; nếu có tiền mua luôn quảng cáo trên Facebook thì sẽ rất hiệu quả!
Vậy là xong một phần nữa! GPS hy vọng các bạn sẽ tự tạo cho mình một trang landing page hoàn hảo!
Chúc các bạn thành công !

Theo Ebom

6 cách cơ bản để tăng lượng Like cho Fanpage [part 1]

Cách tăng Like cho Facebook Fanpage: Thông thường nhất là sau khi tạo Fanpage Facebook, chúng ta tìm “Suggest to Friends” và mời tất cả bạn bè của mình thích trang mình vừa mới tạo.
Hình ảnh
Đã có rất nhiều người phàn nàn rằng họ không thích bị spam bởi những email đề nghị thích trang này trang nọ nhưng phần lớn chúng ta sẽ click vào đường dẫn trong email để xem trang này có đúng với sở thích của mình không. Tuy nhiên công cụ suggest to friends không phải lúc nào cũng hiệu quà bở một số lí do:
- Một cá nhân trên Facebook chỉ có thể like tối đa 500 page.
- Nếu những người mà bạn đề nghị trở thành Fan đã là Fan của 500 page thì dù họ có thực sự thích trang của bạn cũng lực bất tòng tâm.
Hình ảnh
Với cách này bạn cần chú ý:
- Không bao giờ Suggest like khi fan page của bạn trống rỗng.
- Thay vì suggest toàn bộ friends list, hãy nhớ xem, bạn có những người bạn thân và có uy tín nào. Hãy gửi Suggest đến những người ấy trước. Đó sẽ là những “influencer” (cá nhân ảnh hưởng)- những người thậm chí sẵn sàng “Like” fan page chỉ vì đó là lời đề nghị của bạn và họ cũng là những “con virus” khỏe nhất (nghĩa bóng). Sau đó hãy gửi message cám ơn và khuyến khích họ suggest cho bạn bè của mình.

Cách 2: Nhúng Widget Like Box vào website.

Doanh nghiệp nào cũng thường có website riêng của mình. Hãy nói với webmaster của mình rằng bạn muốn đặt một Like Box ( hiện nay Fan Box đã được đổi tên thành Like Box vì nút “become a fan” đã được chuyển thành nút “Like”) lên website của công ty bạn. Khách hàng sẽ nhận thấy có cách nhanh chóng để họ thường xuyên theo dõi thông tin trên website thông qua Facebook và khi đó thì khả năng họ bấm like.

Ngoài ra bạn còn có thể yêu cầu webmaster thêm Widget Live Stream đi kèm với Like Box để cập nhật những hoạt động mà bạn đã đưa lên Fan Page của mình, đồng thời cho phép các Fan có thể comment trực tiếp ngay tại Like Box.

Cách 3: Dùng email để giới thiệu.

Hình ảnh
Giả sử bạn có một danh sách các email đã thu thập được từ website của công ty mình, chúng ta có thể gửi email đến những người dùng tiềm năng ấy với nội dung giới thiệu về fan page mà công ty bạn vừa tạo trên Facebook đồng thời thể hiện mong muốn người nhận email sẽ ghé thăm fan page của mình.

Trong email giới thiệu về fan page bạn không cần thiết phải dùng những từ hay cụm từ như: “Hãy là Fan của cty ABC”, “Vào viết vài dòng suy nghĩ của bạn lên wall của chúng tôi đi !”….Chỉ cần nhớ đặt một biểu tượng Fan Page Badge vào chữ kí email của mình. Nếu bạn là sếp và không chuyên về IT bạn chỉ cần nhắc marketer của mình rằng:” Nhớ cho thêm biểu tượng Fan Page (Fan Page Badge) vào chữ kí email nhé” là họ sẽ hiểu ngay. Khi click vào badge, người đọc mail sẽ được đưa thẳng tới fanpage.

Cách 4: Tạo một Video lôi cuốn để giới thiệu về FanPage

Hình ảnh

Bạn muốn người xem nhớ Fanpage của mình thì trước tiên bạn phải quyến rũ. Đa phần khi vào các Page, thứ “đập vào mặt” chúng ta đầu tiên là Wall với những Status, links …dài ngoằng. Bạn nên nhớ ấn tượng đầu tiên là ấn tượng mãi mãi, vì thế chúng ta sẽ khiến những khách đến chơi nhà ấn tượng hơn gấp nhiều lần nếu có thể tự làm một video clip giới thiệu về trang của mình.

Cách tạo các tab đa dạng kiểu này đòi hỏi bạn phải dùng đến ngôn ngữ FBML mà nói trắng ra là HTML nhưng được tích hợp với Facebook. Cách làm thế nào mình sẽ mô tả và hướng dẫn các bạn ở phần sau của bài này. À, và các bạn nhớ là nếu có làm trang video này thì phải set cho landing tab của mình là ở tab Video đã tạo nhé. Tức là khi người dùng vào Page của bạn thì tab đầu tiên “đập vào mặt” họ là tab video của bạn.

Cách 5: Kêu gọi Fan tag họ vào photo của bạn

Trong trường hợp bạn tổ chức một sự kiện nào đó, hãy nhớ chụp thật nhiều ảnh, sau đó upload ảnh lên FanPage rồi kêu gọi và khuyến khích các fan của mình vào chỉ ra xem họ có mặt ở đâu trong ảnh bằng cách “tag”. Phương thức này mang lại hai điểm tích cực:

Hình ảnh

Về mặt tâm lý: Fan sẽ cảm thấy mình trở nên quan trọng hơn và biến thành 1 phần của tổ chức hay sản phẩm mà họ yêu mến. Đó chẳng khác gì một hình thức “cam kết” của fan rằng tôi cảm thấy hạnh phúc, tôi sẽ sẽ trung thành luôn hâm mộ sản phẩm dịch vụ ( hoặc tổ chức, công ty ) này. Bạn có thể thấy ngay cả báo Tuổi Trẻ cũng áp dụng hình thức này trong các hoạt động kỉ niệm 35 năm của tờ báo ( tại trang báo giấy)

Về mặt lan truyền: Mỗi khi các fan tag mình vào ảnh thì thumbnail của tấm ảnh này cũng sẽ xuất hiện tại News Feed của họ, và các bạn của fan cũng sẽ thấy. Một cách lan truyền vô cùng hiệu quả, miễn phí và quan trọng hơn, đó là điều mà các fan tự nguyện làm. Hình ảnh lúc nào cũng có tiếng nói và sinh động hơn kí tự đúng không các bạn?

Cách 6: Upload video lên FanPage và Embed tại website của bạn.

Đây là điều rất đơn giản nhưng dường như có nhiều người lại quên mất và bỏ qua sức mạnh này của Facebook.

Hãy Upload video lên FanPage và embed nó vào website của bạn ! Tại sao thế ? Tại sao lại dùng Facebook mà không dùng Youtube trong trường hợp này? Câu trả lời đó là hãy để ý khi video của bạn được host trên Facebook và được embed thì tại khung hình video ở góc trái, phía trên, sẽ xuất hiện một đường link đặc biệt:

Nếu người xem chưa LikePage của bạn đường link sẽ có hình thù thế này:

Image resized to : 62 % of its original size [ 806 x 591 ]
Hình ảnh 
Như vậy nếu video của bạn ấn tượng và chiếm được trái tim của người xem, họ sẽ có thể bấm Like ngay lập tức. Quá tiện phải không nào ! Còn nếu người xem đã Like Page của bạn thì đường link sẽ dẫn người xem tới trang video tại FanPage và biết đâu đấy khi họ tìm ra được những thứ thú vị khác, họ sẽ thành fan của bạn lúc nào không hay.
Theo ebom

Bí Quyết Seo - Hướng dẫn SEO Top Google cho các doanh nghiệp!!!

Xây dựng mục tiêu SEO Top Google là bước đầu rất quan trọng, nhưng hầu hết các bạn đều quên một số khâu nhỏ!!!

 

Quy trình làm SEO gồm các bước như sau:

1. Mục tiêu SEO căn bản của website.
 
Xây dựng mục tiêu SEO là bước đầu rất quan trọng, nhưng hầu hết các bạn đều quên. Có mục tiêu bạn mới có thể thiết kế sitemap và cấu trúc website chuẩn và tối ưu onpage tốt. Một cách SEO web hiện nay rất hiệu quả đó là cấu trúc Silo, nhưng nếu webiste đã thiết kế, nội dung đã ok, thì việc làm Silo rất khó khăn.

Nếu bạn đã đọc một số sách day kiếm tiền bằng adsense, thì việc nghiên cứu keyword, mục tiêu keyword nhắm đến và tạo silo cho webiste là việc quan trọng nhất để thành công.

2. Đăng ký domain tốt cho SEO
 
Hãy đăng ký domain chứa keyword bạn cần SEO, ví dụ như  domain mình đang sử  dụng, “nlponline.vn” thì keyword “nlp online” chắc không ai dám làm đối thủ của mình rồi.


Nhưng hiện nay, keyword đẹp có lượng truy cập cao hầu như  không còn. Các từ  như  “congdongnlp.com”, “chuyengianlp.com” chắc chắn không còn và giá cũng trên trời .
Các bạn có thể thêm các keyword phụ như:   congdongnlp.net, chuyengianlp.net …



3. Chọn nền tảng web tốt cho SEO
 
Joomla nếu bạn muốn có một website  “NLP Online” này, hoạc 1 framework được tích hợp rewrite url như  CodeIgniger đế phát triển website.

Nều tảng SEO tốt giúp bạn được 2 điểm: 1 là rewrite đường dẫn, 2 là tốc độ load web nhanh.

4. Chọn hosting tốt cho SEO
 
Hosting thì cận bảo đảm tóc độ load web và IP trong quốc gia của bạn. Ví dụ IP Việt Nam sẽ tốt hơn IP ở Mỹ.


5. Tạo nội dung thu hút
 
Có rất nhiều lợi ích từ nội dung tốt, website của bạn thành công hay thất bại là nội dung, nên không những tốt cho SEO mà còn tốt cho thương hiệu website của bạn.


6. Tối ưu onpage và performance
 
SEO
 căn bản cần có như tối ưu các thẻ H1, H2, meta và cấu trúc Silo, bạn có thể tìm hiểu thêm, mình sẽ viết bài chi tiết về tối ưu onpage sau.

7. Xây dựng backlink đến website
 
Sau khi đã nghiên cứu tìm hiểu SEO mọi việc, xây dựng backlink là việc thường xuyên và liên tục cho website của bạn.


Chúc Doanh Nghiệp thành công.

Bí Quyết Seo - Cách cấu hình file robots.txt tốt cho SEO Website

Khi một search engine tìm đến web site nào đó trước tiên nó phải kiếm tập tin robots.txt. Vậy tập tin robots.txt là gì ?
 
Tập tin robots.txt là một file dạng text bình thường (có thể dùng trình soạn thảo Notepad để tạo ra) nó chứa nội dung quy định các seach engine được phép hay không được phép truy cập vào một file hay một thư mục của một web site.                     Cách cấu hình file robots.txt tốt cho SEO
 
Robots.txt được lưu ở thư mục gốc của web site.
Ví dụ như : http://sitename.com/robots.txt

User-agent: googlebot

Disallow: /cgi-bin/
Trong đó User-agent: là đại diện của một search engine, như Googlebot search engine của Google. Trong trong trường hợp này Googlebot là được phép index website. Disallow: là không cho phép thực hiện điều gì đó. Ở ví dụ trên là không cho phép index thư mục “cgi-bin” trong web site.
Nếu bạn muốn tất cả các search engine có thể index web site của bạn, nhưng không được index các trang trong thư mục “cgi-bin” thì sử dụng lệnh sau:
User-agent: *
Disallow: /cgi-bin/
Những điều nên tránh:
+ Không sử dụng các chú thích trong file robots.txt, nó có thể làm cho các spider của search engine bị lầm lẫn. Ví dụ:
“Disallow: support # Don’t index the support directory”
+ Không được để khoảng trắng ở đầu dòng lệnh, ví dụ:
User-agent: *
Disallow: /cgi-bin/
+Không thay đổi trật tự của các dòng lệnh. Ví dụ:
Disallow: /support
User-agent: *
+ Không sử dụng quá một thư mục trong dòng lệnh Disallow. Ví dụ:
User-agent: *
Disallow: /support /cgi-bin/ images/
các search engine không hiểu định dạng trên. bạn nên viết thế này:
User-agent: *
Disallow: /support
Disallow: /cgi-bin/
Disallow: /images/
+Phải chắc chắn các mệnh đề, từ sử dụng trong lệnh là đúng. Ví dụ, thư mục của bạn là “cgi-bin” (viết thường, không viết hoa), nhưng khí vào lệnh, bạn lại viết là “Cgi-Bin” thì các search engine không hiểu được.
+ Không nên dùng lệnh Allow trong file robots.txt, bởi vì trong web site của bạn chắc chắn sẽ có một số trang hoặc một số thành phần bạn không muốn bị người khác “nhòm ngó”. nếu bạn sử dụng lệnh Allow, tất cả mọi ngóc ngách trong web site của bạn sẽ bị index!
Bạn có thể kiểm tra file robots.txt của site bằng cách vào Webmaster Tools của google (phải đăng nhập tài khoản) vào Site configuration->Crawler access.
Copy nội dung file robots.txt dán vào ô đâu tiên. Nhấn vào nút Test. Kết quả sẽ hiển thị ở dưới cùng.
 
 (Sưu tầm)

Bí Quyết SEO - Nên tối ưu hóa bao nhiêu từ khóa cho một webpages!!!

 Bạn đưa danh sách từ khóa vào website của mình như thế nào và số lượng vừa đủ các từ khóa cho một trang là bao nhiêu?





Trang chủ không phải là tất cả web, bạn có rất nhiều trang con mà!!!
 
Rất nhiều người cố gắng tối ưu hóa trang chủ của mình (là trang chính của web) cho mọi từ khóa có thể. Đây không phải là một cách hay.
Một trang không nên được tối ưu hóa hơn 3 từ khóa. Từ khóa có thể bao gồm một vài từ đơn ví dụ như : “giày nữ hàng hiệu” hoặc " giày hàng hiệu giá rẻ"

Nếu như trang chủ của bạn đã được tối ưu hóa với từ khóa “giày nữ hàng hiệu” thì bạn không nên tối ưu hóa nó với những cụm từ khóa khác nữa.

Sẽ tốt hơn nếu một trang web tương thích với 3 từ khóa hơn là thích hợp với nhiều cụm từ tìm kiếm. Nếu bạn tập trung vào 3 cụm từ khóa cho mỗi trang thì trang web của bạn có thể có mặt trong bảng kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google cho cụm từ tìm kiếm đó

Sử dụng 3 từ khóa cho 1 trang để thu hút được lượng khách đã nhắm tới

Nếu như bạn vẫn muốn có được xếp hạng cao cho những từ khóa khác như “giày nữ hàng hiệu”. “giày hàng hiệu” hoặc “shop giày hàng hiệu” thì bạn phải tối ưu hóa các trang khác trong website của mình cho từ khóa đó.

Một người lướt web tìm kiếm “giày nữ hàng hiệu" toàn bộ một trang web trong website của bạn đều nói về giày nữ hàng hiệu sẽ hiện ra nhanh hơn các trang về giày hàng hiệu hay các tin mới nhất về giày hay các shop giày. Việc có các từ khóa trong website của bạn là rất tuyệt nhưng chúng phải ở các trang khác nhau!!!
Tối ưu hóa các trang khác nhau trong website của bạn cho những từ khóa khác nhau và bạn sẽ đat được kết quả cao nhất với mỗi từ khóa.


Tối ưu hóa một cụm từ khóa và có được thứ hạng cao đối với các cụm từ khác

Bạn nên tối ưu hóa các trang web của mình cho mỗi từ khóa đích bao gồm nhiều từ. Một từ khóa bao gồm nhiều từ đơn được gọi là cụm từ khóa. Cụm từ khóa này có một vài ưu điểm:
1.    Sẽ đơn giản hơn để có được thứ hạng cao cho các cụm từ khóa được chọn vì cuộc đua tranh sẽ không khắc nghiệt như các từ khóa chỉ có một từ.


2.     Cụm từ khóa sẽ thu hút được nhiều khách với nhu cầu xác định. Những người tìm “Giày” có thể sẽ cảm thấy thích thú với tạp chí, câu lạc bộ hoặc thậm chí là thời trang. Những người tìm kiếm “giày nữ hàng hiệu” đều nhắm tới các đôi giày hàng hiệu và họ sẵn sàng mua.

3.     Bằng cách tối ưu hóa trang web của bạn với các cụm từ khóa, bạn đã tự động tối ưu hóa trang web của mình với từng phần của cụm từ khóa đó. Ví dụ như trang web của bạn sẽ tự động được tối ưu hóa với “ giày hàng hiệu ”, “giày hàng hiệu giá rẻ” và những từ khóa khác nếu bạn tối ưu hóa trang của bạn với “ mua giày giá rẻ”

Tối ưu hóa một trang web với một từ khóa và tối ưu hóa nhiều trang web của bạn tới mức có thế cho các từ khóa khác nhau nhưng có liên quan tới nhau. Trong ví dụ này, tối ưu hóa các trang khác nhau của website với “ giày nữ hàng hiệu”, “ giày hàng hiệu”, “giày hàng hiệu giá rẻ”,...

Càng nhiều trang bạn tối ưu hóa càng tốt. Nếu nhiều trang của website đã được tối ưu hóa cho nhiều từ khóa có liên quan tới nhau thì website của bạn sẽ thích hợp với chủ đề của các từ khóa ( trong trường hợp này là “Giày”)
Nếu công cụ tìm kiếm thấy website của bạn thích hợp với một chủ để cụ thể thì các từ khóa riêng lẻ cũng sẽ có thứ hạng cao dễ dàng hơn!!!


Chúc Các SEOer Thành Công.

Bí Quyết Seo -Tuyệt Chiêu Seo Top Google - Tối ưu hoá thẻ Meta Description Chuyên Nghiệp

Thẻ MeTa description trong tiếng Việt có nghĩa là mô tả hay miêu tả, thẻ meta description dùng để mô tả một cách khái quát, ngắn gọn nội dung trang Web của bạn. Google rất “quan tâm” đến thẻ meta description bởi vì nó muốn những snippet (đoạn trích ngắn) phải thể hiện chính xác trên trang kết quả.


 
Khi thẻ này giúp người đọc hiểu rõ về nội dung của trang Web, Google sẽ “ưu tiên” sử dụng thẻ Meta Description. Thẻ meta descriptions có 3 công dụng cơ bản sau đây:
1. Miêu tả nội dung trang một cách chính xác và ngắn gọn.

2. Trên traeng kết quả tìm kiếm, nó đóng vai trò như một cụm từ quảng cáo ngắn, cho người dùng biết có nên click vào hay không.

3. Hiển thị những từ khoá hướng tới, không phải vì mục đích thứ hạng, mà là biểu thị nội dung cho người tìm kiếm.
 
Cũng giống như những đoạn quảng cáo hay, không dễ viết được những thẻ meta description tốt. Nhưng đối với những trang hướng từ khoá, đặc biệt với những kết quả tìm kiếm cạnh tranh, thẻ meta description là một phần rất quan trọng để thu hút traffic từ các search engines thông qua những trang của bạn. Thẻ meta description quan trọng hơn nhiều so với các từ khoá tìm kiếm thông thường vì ý định của người tìm kiếm thường không rõ ràng và những người tìm kiếm khác nhau có thể có những động cơ khác nhau. 

Bạn xem ví dụ sau:

<title> Du Học, Du Lịch, Dịch Thuật, Visa</title>
 
<meta name="description"content="Công ty A chuyên về du học úc,
 mỹ,canada,... 
 
<meta name="keywords" content="du học úc, du hoc uc,
 du học mỹ, du hoc my, du học canada, du hoc canada, 
du học pháp, 


Một vài kết quả phù hợp hơn với động cơ của người này hay người khác:

Khi các titles không cho biết được gì nhiều, thẻ meta description có thể cuốn hút được người tìm:

Tuân theo một số quy tắc sau khi viết thẻ meta description sẽ rất tốt để thu hút traffic tìm kiếm:

1. Luôn luôn miêu tả nội dung trung thực, trừ những nội dung bị cấm. Đừng cố tình lôi cuốn người tìm chỉ bằng các thẻ meta description trong khi nội dung không hoàn toàn thế. Điều này chỉ làm mất thương hiệu của bạn.

2. Hạn chế ký tự - hiện tại Goolge cho hiển thị lên tới 160 ký tự, Yahoo là 165 còn MSN lên tới 200. Hãy sử dụng mức thấp nhất của Google, tức là viết thẻ meta decription chỉ nên trong vòng 160 ký tự (bao gồm cả khoảng trống).

3. Viết càng “Pro” càng tốt, trong khi vẫn giữ được tính miêu tả của nó. Một thẻ meta description hoàn hảo cũng giống như một quảng cáo hoàn hảo – đó là tính hấp dẫn và mang thông tin.

4. Cũng như một quảng cáo, bạn có thể kiếm tra các thông tin hiển thị của thẻ meta description trên các trang tìm kiếm, nhưng bạn cũng nên thận trọng. Bạn cần mua từ khoá thông qua PPC để biết có bao nhiêu lần “ấn tượng” mà từ khoá đó nhận được trong một khoảng thời gian nhất định và có thể theo dõi CTR của bạn.

5. Khác với một quảng cáo, động cơ cho một click tìm kiếm tự nhiên thường rất khác so với động cơ của người dùng click vào những kết quả được trả tiền. Đừng cho rằng một chiến lược quảng cáo PPC thành công là do có thẻ meta description tốt hay ngược lại.

6. Bạn phải đảm bảo rằng, trên mỗi trang trong Website của bạn phải chứa những thẻ Meta Description có nội dung khác nhau.

7. Một thẻ Meta Description được viết tốt sẽ không phải là một câu hoàn chỉnh, mà nó chỉ liệt kê các thông tin liên quan đến trang đó. Bạn cũng nên tránh lặp lại các từ khóa, hay keyword stuffing.

8. Điều đặc biệt quan trọng là phải có những từ khoá của bạn trong thẻ meta này – những từ khoá này sẽ được bôi đậm bởi các công cụ tìm kiếm, qua đó tạo gây được chú ý hơn với nguời xem và tăng CTR cho trang của bạn.

9. Không phải lúc nào bạn cũng phải viết thẻ meta description. Mặc dù theo logic thông thường, sẽ tốt hơn nếu bạn viết một thẻ meta description để tự quảng bá nội dung của mình chứ không phải để các Search Engines rà soát trang của bạn rồi mới hiện thị nội dung. Tôi chỉ sử dụng quy luật này nếu trang của tôi đang hướng đến 1 – 3 cụm từ hay thuật ngữ tìm kiếm quan trọng, lúc này tôi sẽ sử dụng thẻ meta description để đánh vào người dùng muốn tìm kiếm những từ khoá đó. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác. Nếu bạn đang hướng đến những chuỗi từ khoá dài hay lượng traffic lớn hơn, ví dụ như với hàng trăm tiêu đề hay blog entries, hay thậm chí 1 catalog sản phẩm lớn thì đôi khi bạn cũng nên để các Search Engines tự chọn lọc những văn bản phù hợp. Lý do rất đơn giản, khi các Search Engines pull, chúng luôn luôn hiển thị những từ khoá (và các cụm từ xung quanh) mà người dùng tìm kiếm. Nếu bạn bắt 1 thẻ meta description làm việc, có thể bạn sẽ hạn chế độ phù hợp mà các Search Engines index một cách tự nhiên. Trong một số trường hợp, ta nên bỏ thẻ meta description, nhưng ko phải khi nào ta cũng sử dụng cách này.

Ví dụ các cụm từ khóa xung quanh " Du Học" : du học úc, du học mỹ, du học anh,...



Bí Quyết SEO - Dung lượng trang website như thế nào là chuẩn!!!

Thuật toán: Hiện nay với công nghệ hiện đại đem đến một tốc độ băng thông internet cực cao, nên bạn không cần phải quan tâm đến page size.
Thực tế: Một trang quá nặng (hơn 100k, tiêu chuẩn này đựoc định lượng từ khá lâu trước đây), thì rất khó có thể được google index đầy đủ tất cả thông tin. Google bot hoạt động trên 1 quỹ tài nguyên nhất định, nếu nó phải dành nhiều thời gian để crawl hình ảnh và file pdf thì sẻ còn rất ít thời gian dành cho những phần khác.
Thuật toán: Phần nội dung không nên dài quá 1000 từ.
Thực tế: Thực ra thì không có chuẩn mực nào dành cho độ dài của phần nội dung. Bạn có thể sử dụng 2000 hay 3000 từ, mình đá từng thấy những trang web có số lượng từ còn khủng hơn con số 2000 nhưng vấn được google index đầy đủ, ko sót 1 chi tiết nào. Vấn đề bạn cần làm là đảm bảo những phần nội dung hướng tới sự thoải mái của người đọc, phần còn lại crawler sẻ đảm nhận được tất.
Thuật toán: Google không thể crawl hơn 100 links trên 1 trang.
Thực tế: Từ lâu trên blog của Mattcutts đã có bài viết về vấn đề này, cũng trong bài viết này Mr Mattcutts đã đề cập rằng google đã từ lâu nâng cao khả năng crawl của spider lên trên 100 link/1trang. Nhưng ông vẫn khuyến cáo các webmaster nên hạn chế số lượng 100 links trên 1 trang, để việc index của google được dễ dàng hơn. Vả lại việc này cũng sẻ giúp website của bạn tráng khỏi trường hợp bị liệt vào spam link, hay link farm.
 

Một số công cụ giúp bạn phân tích và định lượng page site:

Phần này mình muốn nhắc đến vì trên thực tế có đến 16% trên tổng lượng truy cập vào website của bạn sẻ rời website nếu họ phải chờ trên 10s, và gấp đôi số đó nếu họ phải chờ trên 15s (theo số liệu thông kê của eMarketing). Vậy hiển nhiên bạn có thể mất gần một nữa lượng truy cập và website chỉ vì việc web bạn load quá chậm. Thực tế này rất thường xảy ra với một số website hay blog sài các template null ko có bản quyền.
Giải pháp tốt nhất là cố gắng nâng cao khẳ năng hiệu dụng của server và dảm trọng lượng trang web xuống càng thấp càng tốt. Khoảng tầm 150k là vừa, nếu dưới 100k thì tốt hơn, vì với trọng lượng như thế này sẻ rất phù hợp với các trương trình cache và cả cache của google.
Web Page Speed Report giúp phân tích toàn bộ site của bạn bao gồm:
  1. total page size;

  2. total size of the images (and HTML and CSS images separately);
  3. JavaScript size;
  4. CSS size;
  5. Each page object size;
  6. And download times for a set of connection rates:
Page Size Extractor một bảng tóm tắt nhưng rất đầy đủ
  1. Total page size;
  2. Text to HTML ratio;
  3. Total hyperlinks number;
  4. Total images number;
  5. Total size of all images;
  6. Each image size;
  7. The full list of all links on the page.
Web Developer FireFox Extension cũng là một bảng tóm tắt nhưng khá đầy đủ về các hình ảnh lẫn nội dung coding
  1. Get rid of all inessential page elements;
  2. Clean up your CSS;
  3. Get rid of frames;
  4. Compress your images;
  5. Clean up your HTML, etc
Nova

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Cách sử dụng Anchor Text trong SEO Top Google - SEOer - NLPer

Tạm dịch là: Phần văn bản mọi người sử dụng để link tới bạn là 1 trong những yêu tố quan trọng nhất cho ranking của bạn trên google.
Hôm nay mình sẻ viết 1 bài về anchor text, sức mạng của anchor text trong SEO (quang bá web), và cách sử dụng anchor text tốt nhất. Bài viết có sử dụng tại liệu từ SoloSEO.


Anchor text đính kèm trên inbound link (backlink) là 1 trong những yếu tố quang trọng trong chiến thuật xây dựng liên kết của SEO. Theo SEOmoz anchor text là 1 trong 2 yêu tố quan trọng nhất.

1. Anchor text là gì ?

Anchor text được hiểu là phần văn bản hiện thị trên liên kết, ví dụ thế này mình đến blog của bác Tình (blogviet.info), và commnet với phần tên hiển thì là SEO Việt Nam và url là http://www.seovietnam.org
Thì lúc này trên blog bác Tình sẻ có đoạn comment với nội dung abc...xyz là phần tác giả sẻ là SEO Việt Nam
Vậy lúc này SEO Việt Nam đựoc coi là anchor text của liên kết đến trang http://www.seovietnam.org.

2. Sức mạnh SEO của anchor text.

Có rất nhiều ví dụ để nói lên phần này, nhưng mình sẻ nêu lên 1 ví dụ đơn giản nhất nhá.

Computers <<< Đây là kết quả tìm kiếm trên mạng google.com về từ khóa computers.

Các bạn hãy loại bỏ 2 ông lớn wikipedia và apple để chú ý đến thằng dell.com nhá.

Trên trang chủ của dell không hề có bất cứ từ computers nào, nếu bạn xem code của nó thì cũng chỉ có 2 chữ computers trong thẻ keyword và thẻ title. Vậy lý do tại sao dell lại đứng thứ 3 trong bản tìm kiếm của google về keyword computer ???? Câu trả lời nằm ở những backlink của trang này, nếu bạn sử dụng 1 công cụ đơn giản để check banklink và anchor text bạn sẻ  thấy có rất nhiều backlink đến trang này sử dụng anchor text là dell computers hay computers.


- Bất kì liên kết nào được xây dựng từ những nỗ lực cá nhấn (làm SEO, ko tự nhiên cho lắm ^^) đều nên bắt đầu từ việc phân tích từ khóa liên kết, hãy cố gắn tối ưu hóa từ khóa của mình để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và có cơ hội rank tốt hơn.

- Liên kết sẻ đến từ rất nhiều ngồn, có thể bạn sẻ yêu cầu trao đổi liên kết, submit web lên directory, sử dụng mạng xã hội, hay thậm chí là mua những liên kết của bạn. Hãy chắc rằng những liên kết đó có đính kèm anchor text và đến từ những nguồn có nội dung hỗ trợ cho trang web của bạn. Xem thêm những sai lầm trong việc xây dựng liên kết.

- Hãy ghi nhớ 1 điều thế này, những anchor text bạn sử dụng luôn luôn giống nhau không phải là 1 điều tốt. Hãy thay đổi nó thường xuyên bằng cách thêm vào hay bớt đi 1 vài từ, đão vị trí hay mix lại chẳng hạn. Google sẻ tự động xem xét "cân nhắc" và lại "cân nhắc" để họ có đủ thông tin để đánh dấu những keyword (anchor text) có hay không có liên quan :) trên kết quả tìm kiếm của họ.

Bí quyết tối ưu hóa từ khóa cho SEO hiệu quả hơn - SEOer - NLPer

 
Hiện tại các SEOer luôn tin rằng thành công của quảng cáo nằm trong việc làm cho một website sở hữu pagerank cao với một hay hai từ khóa chủ chốt, và vì thế các marketer luôn dốc sức để đạt được mục tiêu trên. Tất nhiên là nó hiệu quả thật đấy, nhưng không phải lúc nào cũng vậy do cạnh tranh gay gắt.

 
Nếu như phân khúc thị trường của bạn đã quá phổ biến trên Internet và có quá nhiều các đối thủ đồng hành cạnh bên, thì sẽ rất khó khăn để đem đến rank cao cho website của bạn với những từ khóa tốt nhất gồm 1 hay hai từ. Và thậm chí nếu bạn làm được điều này, thì thành công cũng rất khó có thể tồn tại lâu dài. Phí tổn thì nhiều mà kết quả thì chẳng bao nhiêu. Vì thế, thật đơn giản để bạn thấy rằng nó chẳng đáng với công sức và thời gian mà bạn bỏ ra.

Đôi khi để đạt được những thành quả tốt hơn cũng như biến các khách viếng thăm website thành những khách hàng trung thành, bạn cần phải tư duy sáng tạo để trở nên độc đáo và duy nhất. Đừng hiểu lầm nhé, tôi không có ý bảo bạn phải đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới đâu. Bạn có thể sở hữu một trong nhiều những sản phẩm của một dòng sản phẩm nào đó nhưng hãy tiếp cận thị trường của nó cũng như quảng bá nó từ một góc độ khác.


Một trong những bí quyết của thành công bền vững là tạo rank cho web với những từ khóa long tail (các cụm từ khóa gồm 4 hay 5 từ trở lên). Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để tạo rank với các từ khóa long tail vì nó sẽ cụ thể hơn và không sáo mòn như những từ khóa chính với 2 hay 3 từ trước đây.


Tôi sẽ đưa ra một ví dụ để bạn có thể hiểu rõ hơn những gì tôi muốn nói đến. Chẳng hạn website của chúng tôi chuyên buôn bán phần mềm quản lý. Những từ khóa đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của tôi và tôi muốn rank cho nó đó là “phần mềm quản lý”, hay “phan mem quan ly”, hoặc những từ đại loại như vậy. Nhưng lượng người tìm trên internet lại là một con số lớn đến khó tin. Và nếu như hầu hết các nhà sản xuất phần mềm quản lý  đều nghĩ như tôi, thì quá trình lọt vào top 10 các kết quả tìm kiếm trong ngành này là cực kì khắc nghiệt. Vì thế, tôi phải chọn cho mình một hướng đi hơi khác với họ. Tôi sẽ quan tâm đến các từ khóa long tail. Để quảng bá phầm mềm quản lý của mình, tôi có thể muốn tạo rank cho web với các cụm từ như:

Phần mềm quản lý nhà hàng
Phần mềm quản lý khách sạn
Phần mềm quản lý nhân sự,...



Bạn đã có ý tưởng gì chưa?


Bây giờ hãy thiết lập danh sách các từ khóa long tail liên quan đến phân khúc thị trường của bạn.


Viết một bài từ 500 – 1000 từ và đảm bảo có sự liên kết một từ khóa long tail đến website của bạn. Bạn cũng có thể thêm 1 đường link đến website với một cụm từ khóa long tail như một anchor text (chuỗi ký tự liên kết) nằm trong nội dung của bài viết trên hoặc trong Resource box (hộp thông tin)


Khi đã hoàn thành bài viết, hãy đăng nó vào trong các danh mục bài viết. Sau đó viết một bài mới, tối ưu hóa nó với một cụm từ khóa khác và đưa nó vào các danh mục. Đưa ra số bài viết nhiều bằng số cụm từ khóa long tail (có liên quan đến phân khúc thị trường của bạn) mà bạn có thể tưởng tượng ra. Nếu bạn không tin tưởng vào tài viết lách của mình, bạn có thể thuê ai đó thực hện các bài viết giúp bạn.


Song song với việc đăng tải các bài viết, bạn có thể sử dụng directory submission (đăng ký trang web của bạn vào trong danh mục) để tạo rank với các từ khóa long tail. Khi bạn đưa một trang web vào một danh mục, bạn cần cung cấp một tiêu đề mà sau này sẽ được dùng như một anchor text (chuỗi ký tự liên kết) cho URL website của bạn. Chỉ cần đưa một trong những cụm từ khóa long tail vào trong title và nó sẽ tự động liên kết đến site của bạn. 


Mục đích chính là để có được thứ hạng cho nhiều cụm từ khóa long tail. Bạn sẽ không thu về quá nhiều traffic với chỉ một cụm từ khóa. Nhưng nếu bạn tạo rank cho web của mình với hàng tá các từ khóa long tail, tổng số traffic có thể rất cao và mang về cho bạn nhiều khách hàng mới hơn.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Seo Chuyên Nghiệp - Kiến Thức Cho SEOer


Một nhà tư vấn về SEO có chất lượng cần có vị trí và thành tích đã được chứng minh. Đừng ngại tìm hiểu các tham khảo và tìm ra những mối quan hệ công việc của anh ta và kết quả SEO với các khách hàng của anh ta. Một chuyên gia SEO lão luyện cũng sẽ biết cách tận dụng các từ khóa đúng đắn để thu hút độc giả mục tiêu ghé thăm website của bạn từ các bộ máy tìm kiếm. Quan trọng là các kết quả đạt được và bạn cần để đảm bảo rằng nhà tư vấn có các kỹ năng và kiến thức cần thiết để chuyển giao.
 
 
Bây giờ, hãy để tôi chia sẻ với các bạn những điều mà tôi nghĩ một nhà tư vấn SEO chuyên nghiệp cần có:

1. Kiến thức về marketing trực tuyến. Nhà tư vấn cần có một kiến thức rộng về việc quảng bá website trên Internet. Anh ta cần phải biết cách để quảng bá một website trên hàng loạt các bộ máy tìm kiếm bằng việc sử dụng các từ khóa đúng. Đôi khi, từ khóa chung chung không phải luôn là các từ khóa tốt nhất để tối ưu. Nhà tư vấn nên tiến hành nghiên cứu và tìm ra các từ khóa mà khách hàng tiềm năng của bạn thực sự gõ để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

2. Kiến thức tối ưu hóa website. Anh ta phải đủ thành thạo để chèn các từ khóa đúng vào các trang khác nhau trên website của bạn. Việc tối ưu trên website không chỉ đơn thuần là đặt các từ khóa vào các thẻ tiêu đề và Meta. Các từ khóa được sử dụng trong mỗi trang phải phù hợp với nội dung của trang đó. Cùng lúc đó, tần suất mà từ khóa đó xuất hiện trong trang nhất định cũng cần được tính đến. Quá nhiều từ khóa xuất hiện trong một trang đơn lẻ sẽ bị coi là nhồi nhét từ khóa và các bộ máy tìm kiếm sẽ phạt website đó vì việc này.

3. Kiến thức tối ưu hóa bên ngoài website. Anh ta cần phải quen thuộc với các kỹ thuật tối ưu bên ngoài website như đăng ký vào thư mục, xây dựng liên kết, đăng các bài báo, mạng xã hội…

4. Biết cách làm thế nào để duy trì các khách viếng thăm website của bạn. Thu hút lưu lượng lớn vào website của bạn chưa đủ nếu không ai trong số họ có những hành động mà bạn muốn ví dụ như tải một thông báo, lựa chọn vào một danh sách gửi thư, hoặc một hành động mua hàng trực tuyến. Cho nên, một nhà tư vấn SEO chuyên nghiệp nên có kiến thức về việc tối ưu trang đích để anh ta sẽ biết cách để cấu trúc trang của bạn nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi.

5. Cập nhật với các kỹ thuật và tin tức mới nhất về SEO. Anh ta cần phải giỏi về các công nghệ và phương pháp SEO mới nhất bằng việc tự cập nhật các tin tức mới nhất về SEO.

6. Trên hết một nhà tư vấn SEO chuyên nghiệp cần hiểu rõ mong muốn của khách hang: Hầu hết những khách hàng tìm đến dịch vụ SEO, đều đã có những kiến thức sơ bộ nhất địng về công việc nay. Việc của SEOer là phải làm thế nào hiểu rỏ mong muốn và ý địng của khách hàng, điều này giúp sự giao tiếp nói đúng hơn là phương pháp làm việc giữa 2 bên được thuận lợi và xuôn sẻ hơn.

7. Một lợi ích về lâu dài: Những manager hay webmaster đều có những định hướng rõ ràng cho website của cty họ trong tương lai, việc các SEOer đảm bảo cho đối tác 1 hiệu quả lâu dài về sau chính là yêu tố quyết định việc thành công của SEO đó.

8. Sự rõ ràng trong công việc: Đối với webmaster thì website cũng như là 1 đứa con của họ, họ tạo ra và cố gắng nuôi nấng xây dựng nó lớn mạnh theo thời gian, hơn ai hết họ muốn biết những gì SEO làm với đứa con đó, nó cũng giống như việc bạn gửi con đến nhà trẻ và tất nhiên ban rất muốn biến con bạn sẽ được học những gì, ăn gì, làm gì...... Một cái nhìn tồng thể và khách quan về công việc của mình sẽ giúp khách hàng an tâm và tin tưởng vào công việc SEO hơn.

Nội dung hướng tới người đọc chính là Seo Hiệu Quả!!!








Nên nhờ công ty SEO tư vấn tối ưu hóa web khi viết nội dung, bạn phải tránh trường hợp trùng lặp nội dung (Duplicate Content)
Một số lưu ý nên nhớ khi bạn làm nội dung cho SEO web hiệu quả.
 
Khi làm SEO cho một trang web thì nội dung là ưu tiên hàng đầu và bạn cần phải nhớ rằng mục đích của làm SEO là phục vụ khách hàng chứ không phải cho các công cụ tìm kiếm. Nội dung của website cần SEO chính là những gì khách hàng có thể xác định được giá trị của website đó và một trong các yếu tố mà các công cụ tìm kiếm có thể xếp hạng cho 
SEO web hiệu quả. Mỗi khi website của bạn đứng trên top đầu, bỏ xa hàng trăm kết quả khác trong kết quả tìm kiếm của Google thì phải phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và sự liên kết của nội dung biên soạn. Quạn trọng nhất vẫn là nội dung. Rất khó để có thể SEO web hiệu quả trong 1 thời gian ngắn, bạn cần phải tập trung nhiều vào nội dung và phải tốn một khoảng thời gian dài.


Nên nhờ  công ty SEO tư vấn tối ưu hóa web khi viết nội dung, bạn phải tránh trường hợp trùng lặp nội dung (Duplicate Content). Nội dung trùng lặp xảy ra khi trang web của bạn chứa nội dung đã tồn tại trên các web site khác hoặc bạn đã viết nhiều trang web với cùng một nội dung. Các vấn đề trùng lặp nội dung có thể có những tác động bất lợi về sự thành công mọi mặt trong chiến lược SEO của bạn. Việc tự viết nội dung và đăng tin trên website của mình là cách tốt nhất để tránh trùng lặp nội dung.

Khi bạn viết nội dung cho người đọc, không phải cho công cụ tìm kiếm, bạn cũng nên sử dụng đúng mật độ từ khóa trong suốt mỗi trang của website. Hãy tìm đến các công ty tư vấn SEO để họ tư vấn từ khóa cần SEO cho bạn. Trước tiên, bạn muốn tối ưu hóa mỗi trang trong website phải đảm bảo số từ khóa mục tiêu không bị trùng lặp quá nhiều.

 

Bạn nên nhớ một nguyên tắc quan trọng. Trước tiên, các thuật toán tìm kiếm không thể đọc văn bản bao gồm trong hình ảnh. Ngoài ra, khi soạn thảo nội dung, bạn có thể sử dụng các từ khóa giống với các từ khóa mục tiêu để tăng cường các chủ đề và sự liên quan trang web của bạn.
 
Độ dài của bài viết là 1 điều cực kỳ quan trọng, nếu bài viết quá ngắn sơ sài, nội dung hời hợt thì không thu hút được người đọc ở lại website hay có hứng thú đọc tiếp các tin khác cũng như quan tâm tới sản phẩm dịch vụ trên website của bạn. Nếu nội dung quá dài lan man thì người dùng không có thời gian để đọc hết bài viết đó.